Miến Điện
Cuối năm 2019, tôi quyết định xách máy ảnh lên và đi khám phá Myanmar trong vòng 8 ngày. Như thường lệ, tôi không hề lên kế hoạch nhiều, nhất là khi gu của tôi thiên về kiểu ngẫu hứng hơn. Tôi nhận ra nét tương phản khá lớn giữa Myanmar và Việt Nam và điều này gợi tôi nhớ về một Sài Gòn 20 năm về trước. Tôi quyết định đi phượt kiểu “Tây ba-lô” và nhận ra những chuyến đi như vậy thường sẽ mang tới những trải nghiệm chân thật và gần gũi hơn (và ảnh đẹp hơn nữa). Tổng cộng hơn 40 giờ dài đằng đẵng và ngồi muốn gãy lưng trên xe buýt công cộng và tôi đã khám phá được 3 thành phố là Yangon, Mandalay, Bagan và hồ Inle Lake.
Siêu sao mới nổi
Thanaka là một loại bột mỹ phẩm màu trắng vàng được làm từ vỏ cây mài nhuyễn và đã được sử dụng hơn 2000 năm nay. Đây là một nét đặc trưng trong văn hoá Myanmar. Thường thì loại bột này sẽ được phụ nữ và các cô gái trẻ thoa lên mặt và đôi khi trên hai cánh tay. Bột có mùi thơm dễ chịu hơi giống mùi gỗ đàn hương. Ngoài công dụng làm đẹp ra thì bột Thanaka cũng làm dịu làn da và giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.Bột còn giúp giảm mụn và mang lại một làn da mịn màng.
#Yangon #Myanmar #Sony
Lời cầu nguyện tinh khôi
Khi màn đêm buông xuống trên Chùa Vàng Shwedagon, người ta thắp đèn dầu trước hàng trăm bức tượng Phật. Một người mộ đạo trẻ tuổi đang tỏ lòng thành kính.
#Yangon #Myanmar #Sony
Dưới bóng Phật
Bagan là một thành phố cổ toạ lạc ở vùng Mandalay của Myanmar. Từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13, thành phố là thủ đô của Triều Pagan, vương triều đầu tiên hợp nhất tất cả các vùng hình thành nên Myanmar ngày nay. Trong suốt thời kỳ hưng thịnh nhất của vương triều giữa thế kỷ 11 và 13, đã có 4.446 ngôi đền, chùa và tu viện Phật giáo được xây dựng chỉ tính trong vùng Bagan cũ (Bagan Plains), trong số đó 3.822 ngôi đền, chùa vẫn còn tồn tại cho đến tận ngày nay.
#Bagan #Myanmar #Sony
Bóng ma tàn tích
Trong những lúc bình minh và hoàng hôn, dân địa phương “có nhã ý” dẫn du khách đi xem một số di tích đền chùa nhất định, đồng thời cho du khách trèo lên trên để chụp những tấm ảnh xuất sắc nhất – tất nhiên là có trả một ít lệ phí. Nhiều di tích là Di sản Thế giới UNESCO sẽ cấm du khách leo trèo thậm chí là đi chân lên. Đây là một di tích tôi tự tìm thấy.
#Bagan #Myanmar #Sony
Người con của hồ
Tộc người Intha (“Người sống trên hồ”) thuộc nhóm dân tộc thiểu số người Tây Tạng-Burma. Họ thường sống trên hồ Inle, trồng rau củ quả ngay trên các khu vườn nổi kiểu tự cung tự cấp. Ngoài ra, tộc người Intha còn nổi tiếng với kĩ thuật chèo thuyền bằng một chân vô cùng độc đáo.
#Inle #Myanmar #Sony
Lội sông
Ảnh chụp từ Cầu U Bein – dải nối liền hai bên bờ hồ Taungthaman. Cây cầu dài 1,2 km được xây dựng vào khoảng năm 1850 và được xem là cây cầu gỗ tếch lâu đời nhất và dài nhất trên thế giới.
#Mandalay #Myanmar #Sony
Lớp học
Hệ thống trường tu viện Phật giáo ở Miến Điện đã có từ thế kỷ 11. Ngày nay, các tu viện kiêm trường học hỗ trợ đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông của cả nước, đặc biệt cho các trẻ mồ côi và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Vài nơi tổ chức giống như kiểu trường nội trú và bán trú tuỳ vào hoàn cảnh và sự ủng hộ từ phía cộng đồng.
#Inle #Myanmar #Sony
Sinh ra lần nữa
Hiếm có dịp tôi được chứng kiến cảnh cạo đầu một tu sĩ trẻ. Xuất gia tu theo Phật cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận sống một cuộc đời khổ hạnh. Do đó, các chư tăng ni cạo đầu là biểu tượng cho thấy sự từ bỏ những ràng buộc ngoài thế gian.
#Inle #Myanmar #Sony
Giải lao
Trong những giờ phút hiếm hoi được tự do sau giờ học ở tu viện, các tu sĩ thay phiên nhau lái xe máy đi dạo vòng vòng trong sân.
#Inle #Myanmar #Sony
Goá phụ đen
Dệt lụa từ tơ sen ở hồ Inle được cho là đã có từ cách đây hơn một thế kỷ. Khi cành sen được cắt và nhẹ nhàng kéo ra sẽ tạo thành sợi. Phải mất ít nhất 20.000 cành sen và 40 ngày mới làm ra được một mét vuông lụa tơ sen.
#Inle #Myanmar #Sony