Nê-Pan

Năm 2014, tôi chuyển về Việt Nam sống. Visa làm việc ở Việt Nam phải đợi 6 tháng mới được cấp. Ngày mà đáng lẽ tôi được cấp visa, họ thông báo tôi phải đợi thêm 1 tháng nữa...ít nhất là vậy. Không đời nào tôi chịu ngồi yên ở đây và đợi hết một tháng ròng.

tổng quan thư viện ảnh

kéo xuống để đọc những mẫu chuyện…

Annapurna

Đỉnh Machapuchare, còn gọi là “Núi đuôi cá”, ở độ cao 22,943 feet (6.993 m). Có lẽ chưa từng ai nghe nói tới người đã chinh phục Machapuchare, đơn giản là vì: chưa ai từng leo lên tới đỉnh của núi đó cả.

“Núi đuôi cá” là một đỉnh núi thiêng liêng của Ấn Độ giáo (đạo Hindu). Người ta cho rằng Thần Shiva ngự trên đỉnh núi, vì vậy mà chính phủ Nê-pan không cấp giấy phép cho người leo núi.

#Annapurna #Nepal #Olympus

Dã thú

#Pokhara #Nepal #Olympus

Thiên đường phản chiếu

Lâm Tỳ Ni (Lumbini) là nơi Đức Phật đản sanh. Thực tế có thể nhìn thấy hòn đá người ta cho là nơi Đức Phật chào đời (bây giờ thì ở phía sau tấm kính chống đạn). Tôi đến đây để tham gia vào khoá tu thiền tịnh khẩu kéo dài 7 ngày, một trong những thử thách về tâm hồn khắc nghiệt nhất mà tôi từng đối mặt. Đọc bài tóm tắt về một tuần trải nghiệm ở đây..

#Lumbini #Nepal #Olympus

Thông điệp từ Chúa

Bức ảnh này chụp chỉ ba tháng trước khi trận động đất cường độ 7,8 độ Ricte xảy ra vào năm 2015. Tôi e là ngôi chùa cổ kính này giờ đây đã không còn ở đó nữa.

#Kathmandu #Nepal #Olympus

BANG!

#Pokhara #Nepal #Olympus

Ngóng

#Lumbini #Nepal #Olympus

Heo con

#Lumbini #Nepal #Olympus

Người về từ sương

#Lumbini #Nepal #Olympus

Dalit

Da·lit
danh từ
  1. 1. (trong hệ thống giai cấp truyền thống Ấn Độ) một người thuộc tầng lớp thấp nhất.

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Phong sương

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Giải lao hút thuốc

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Định kiến tôn giáo

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Người canh giàn thiêu

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Suy nghĩ thoáng qua

Một trong những bức ảnh yêu thích của tôi. Một ví dụ hoàn hảo cho câu nói “đúng nơi, đúng thời điểm”.

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Lễ vật

Người Nê-pan nằm trong nhóm những người sống tâm linh nhất tôi từng gặp. Một ngày của họ phần lớn dành để đi đến các đền chùa/điện thờ nơi họ cầu nguyện và cúng dường các lễ vật.

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Lạnh băng

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Lễ nghi

Một người phụ nữ ngồi ở ô cửa một ngôi điện thờ chờ bán nến cho người đi lễ.

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Nữ quản

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Việc thường ngày

Ở thủ đô Kathmandu, xe buýt công cộng thường nhét chật người.

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Chutney

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Đợi

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Thông điệp xích lô

#Kathmandu #Nepal #Olympus

Bình minh trên đồi Poon

#Annapurna #Nepal #Olympus

“nê-pan” tiếp theo

Sau cuộc gặp tình cờ giữa tôi và người bạn ở quán bia, tôi quyết định Nê-pan sẽ là điểm đến tiếp theo của tôi. Từ thời điểm đưa ra quyết định cho đến khi tôi đặt chân lên đất nước Nê-pan chỉ mất vỏn vẹn 3 ngày. Không một kế hoạch cụ thể và cũng không biết nhiều về vùng đất này, tôi cứ đi lang thang khắp các con đường ở thủ đô Kathmandu, lạc vào giữa các con hẻm chật hẹp và các khu chợ nhộn nhịp. Lúc ở một ngôi chùa nọ, có một anh thanh niên tiến tới gặp tôi. Dù lúc đầu có hơi ngập ngừng nhưng rồi tôi đồng ý thuê anh ta làm hướng dẫn riêng cho mình (giá khoảng 10 đô-la Mỹ một ngày). Chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn bè, và theo như sở nguyện đã trình bày ngay từ đầu, tôi được dẫn đến những địa điểm và sự kiện hết sức kì lạ và độc đáo, không nhiều người biết đến.

Trong đó, nổi bật nhất là lễ hội cổ truyền của hàng ngàn tín đồ xếp thành hàng dài chờ nhiều giờ liền để được dâng tế linh vật lên vị nữ thần quyền năng Gadhimai. Thật tuyệt vời làm sao khi được chứng kiến và chụp hình buổi lễ! Cũng chính ở đây, trong lễ hội này, trên một chuyến xe buýt công cộng, tôi đã tình cờ gặp nữ sinh viên điều dưỡng Rajani và gia đình cô. Sau 3 giờ ngồi trên xe buýt quay về thành phố, tôi mời họ đến một quán nước địa phương dùng trà. Họ từ chối. Thay vào đó, họ nằng nặc mời tôi đến nhà họ dùng trà cho bằng được. Một tiếng sau, xe buýt đưa tôi đến một miền làng quê thanh bình ở thị trấn Sunakothi. Lúc tôi đến nơi, cả gia đình và hàng xóm của Rajani liền ra đón tôi chẳng khác gì đón tiếp một người trong hoàng tộc và đãi tôi một bữa tối đạm bạc nhưng rất ngon miệng. Lúc đó tôi nào biết rằng, gia đình Rajani đã “nhận nuôi tôi” và mời tôi tá túc ở nhà họ trong một tuần.

Từ một người xa lạ, rồi trở thành một phần của gia đình họ và được đối xử hết sức tử tế, đây quả thật là một trong những kỉ niệm tuyệt vời nhất tôi từng có. Rồi ngày chia tay cũng đến, rưng rưng nước mắt, tôi quyết định đã đến lúc phải rời xa cảm giác dễ chịu từ tình thương gia đình họ dành cho tôi để lên đường một mình phượt xuyên dãy núi Annapurna trong 5 ngày. Từ những cảnh bình minh và hoàng hôn đẹp ngoạn mục, đáng để trầm trồ khen ngợi, đến những lần giúp người dân làng bị gãy xương và băng bó vết thương cắt sâu (đi đâu cũng làm bác sĩ được…), chỉ từ ngữ (thậm chí là rất nhiều ảnh) thôi thì không đủ để diễn tả hết được những cảnh tượng tôi đã chiêm ngưỡng cũng như những kỉ niệm có được ở nơi này. Từ đây, tôi đi xuống phía nam giáp biên giới với Ấn Độ đến Vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), nơi Đức Phật chào đời. Tôi (có thể cho là dại dột?) quyết định tham gia vào một khoá tu thiền tịnh khẩu 7 ngày và bài viết này đã tường thuật lại khá đầy đủ những trải nghiệm của tôi trong khoá tu. Nhìn chung, tôi đã trải qua một tháng huy hoàng ở Nê-pan. Có thể nói chuyến đi này đã thay đổi con người tôi mãi mãi. 

 
Let's be Friends

Join the newsletter and never miss a photo