Tôn giáo
Tôi sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái. Khi lấy bố tối, mẹ tôi chuyển qua đạo Do Thái còn tôi năm 13 tuổi ở Nairobi, Kenya, đã chính thức trở thành một Bar Mitzvah (con trai của điều răng; theo tục lệ Do Thái giáo, con trai lên 13 và con gái lên 12 tuổi sau khi trải qua nghi thức lễ Bar Mitzvah sẽ được coi là trưởng thành, chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình đồng thời hưởng một số quyền hạn nhất định, như quyền kết hôn). Không may là càng lớn, tôi càng ít hành đạo dần, có lẽ chủ yếu là do tôi sống ở những quốc gia mà Do Thái giáo không mấy thịnh hành như Tây Ban Nha, Puerto Rico.
Nền tảng
Cây tre, sự kết hợp hoàn hảo giữa sức bền và sự dẻo dai, đã trở thành biều tượng cho sự hài hoà và cân bằng trong cuộc sống mỗi người từ bao đời nay. Tôi nhận thấy rất nhiều điểm tương đồng giữa sức bền bỉ và sự cân bằng ẩn chứa ở cây tre và Phật giáo.
#HoChiMinhCity #Vietnam #Canon
Lễ cô hồn
Lễ hội ma đói hay lễ hội cô hồn là một lễ hội truyền thống của Phật giáo và Đạo giáo, được tổ chức vào rằm tháng bảy âm lịch hằng năm. Vào ngày này, người ta tin rằng ma quỷ và linh hồn, trong đó có cả linh hồn của tổ tiên quá cố sẽ bay lên từ “cõi đoạ đày”. Hoạt động chính của lễ hội này là chuẩn bị thức ăn, nhang đèn, giấy tiền, đồ vàng mã và nhiều vật phẩm tươm tất khác để dâng lên cúng linh hồn tổ tiên về thăm gia đình, làng xóm.
#HoChiMinhCity #Vietnam #Olympus
Con chiên ngoan đạo
Thiên Chúa giáo lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam ở thế kỷ thứ 16 và từ thế kỷ 19 đến nay đã chiếm giữ một vị trí nhất định trong xã hội Việt Nam. Ngày nay, tín đồ Công giáo và Tin Lành chiếm khoảng 15% tổng dân số Việt Nam.
#HoChiMinhCity #Vietnam #Olympus
“Lạy Chúa, xin Chúa phù hộ chúng con…”
Khoảnh khắc cầu nguyện trước giờ phẫu thuật tại một phòng khám thú y địa phương.
#HoChiMinhCity #Vietnam #iPhone