Đăng bởi Để lại phản hồi

Bangladesh. Day 4- The Girl in Red

After a much-needed sleep-in, day 4 started at the Shaheb Bazar Kacha market.  Part slaughter house, part fish market and part vegetable market.  It was so picturesque that I barely noticed that my feet were soaked in blood and dirty, stagnant fish water. 

In general, everyone was very happy to let me take their pictures as they went about their workday. But for the few vendors that were hesitant to let me take their picture I had to break out my tried and tested secret weapon: I would walk up to him (oddly, 99% of vendors are men in Bangladesh), look him straight in the eyes and with all the heterosexual energy I could muster, I would tell him “Tumi onek sundor” (“Hello, you are beautiful”). After that, resistance didn’t stand a chance.  This would undoubtedly disarm them and elicit a smile (and roars of laughter from onlookers)- and a silent resignation and permission to take their photo (#protip).

On our bumpy 3-hour ride towards Bogra, the landscape alternated from sugarcane fields, to rice paddies to the chili fields of Shingra. The time was spent discussing photography, comparing notes (“Which lens did you use?”), and having long discussions on the difference between travel photography and street photography.

As we turned a bend in the road we all shouted to the driver in unison, “STOP!!!!!”.  

There she was, like a beacon of light in a foggy harbor; a young girl harvesting rice wearing a bright red evening dress.  If you would have staged this shoot you could not have picked a better subject and outfit. The contrast of the dress, not only in its color against the landscape but also with the juxtaposition of her harvesting rice in an elegant gown, was unreal, bizarre… perfect. The “old soul” expression of the young girl’s face, the tattered basket in her arms, the small detail of the yellow flower in her hair were all photographically stunning.  

She lives at my house now...

 

She lives at my house now…

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bangladesh. Day 3- Trump! And Sticking Needles in your Eyes.

After two very intense days in the crowded and polluted streets of Dhaka, it was time to jump on a flight to Rajshahi in the West, close to the Indian border. Nicknamed the Silk City, Rajshahi is often considered the most clean and green among the cities of Bangladesh.

I wandered along the Padma River bank, interacting with the locals, drinking chai and explaining endlessly that I didn’t support Trump (“Trump! Trump?!”- the favored response when I said I was from the US). 

 We explored the town’s narrow alleys and colorful walls.  It was the kind of town where livestock would roam freely on the streets, and the faint smell of fried sweet Jalebi hung in the air.

While walking, a large crowd of gathering men “caught-my-eye” (figuratively and almost literally). I pushed my way to the front, deliberately taking advantage of my “curious tourist” card.

At the center of the crowd was an old man with an as-old wooden box filled with antique bottles of potions and powders. I stood in awe as the old man repeatedly dipped the tip of a long thin needle into an apothecary’s jar filled with a gray/black powder and stuck it into the eyelids of the patiently waiting men.  One after another, with only the symbolic wipe-down of the needle with a dirty handkerchief between patients, the “pharmacist” would skillfully apply eyeliner to the waiting men! Hygiene was clearly overrated.  Now, I’ve heard that beauty is pain, but this was ridiculously dangerous!

This tradition dates back to The Prophet Mohamed as he believed that “kohl” brightened vision and made eye-lashes grow. It is used by many Muslim men today as a sign of devotion.  Sadly, as I found out later, the powder used is often extremely high in lead content, which in some severe cases, can cause lead poisoning.

Seeing my obvious fascination with this eyeliner assembly line, the Marquis de Sade graciously offered me a chance to participate in this communal ritual but the doctor in me just couldn’t accept.

And yes, Chicken Biriyani for dinner…

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bangladesh. Day 2- Human Ants and the Commuters

I arose from my deep slumber to the gentle sounds of the Muezzin’s call to prayer, an alarm clock since the days of The Prophet Mohammed. After a quick chai (aka: Rocket Fuel), we arrived at Gabtoli, a small local port where dozens of barges, filled to the brim with jet-black chunks of coal, were docked. An army of men and women streamed in an endless conga line, before us.   Traversing narrow planks of wood, bowing at their weight, they skillfully balanced full baskets of crumbling coal on their heads, off-loading their contents onto towering piles along the shore.

For their troubles, each worker would receive a small plastic token per basket emptied, which they would exchange for money at the end of the day.   Back and forth, back and forth, again, and again, and again.  The work was endless, dirty and tedious.  But once again- smiles greeted me as I tried to move around the endless stream of “ants” to find the best angles.

The harsh late-morning sun was now upon us.  I was still buzzing from the chai (or was it from the photos?), and I was anxious to unbuckle my arsenal of heavy camera gear. Weak “Bideshi”!(foreigner). A lunch of street-food chicken biriyani (the first of 100 eaten) was welcomed as we sought refuge from the noon day heat. We excitedly recapped the morning’s events and Etienne reminded us of some photography fundamentals.  We then headed to Kamlapur Railway station to continue our search for “the perfect shot” and to relish in the shade of the railway platforms.

Frozen in time, old rusty colonial trains came and went carrying all type of commuters with the associated hustle and bustle of a busy Third-World commuter hub. The metal on metal squeal as the lumbering trains screeched to a halt just added to the movie-like mystique.  As a photographer that loves to play with the “frame-in-frame” perspectives, the subjects that were naturally framed in the windows of the trains made for some amazing portraits.

Chicken Biriyani for dinner….

Đăng bởi Để lại phản hồi

Bangladesh. Day 1- Man on Fire

“You know they burn people alive there, right?”

“They are desperately poor and would do ANYTHING to get your money.”

“They’ll lock you into their tuk-tuk, splash gasoline on you and if you don’t pay them, they will set you alight!”

My friend’s terrifying warnings echoed in my head as my airplane descended in the darkness.  I had the excited yet nervous feeling of someone about to go under the knife for plastic surgery.  Destination: Dhaka, Bangladesh.

I met Etienne in Hoi An, on a photography tour he had hosted, eight months earlier. Four days of travel through beautiful Vietnamese landscapes, meeting and interacting with the locals and taking pictures from dusk to dawn was right up my alley. 

I had an amazing time and Etienne and I became instant buddies. “Aron, with your style of shooting, you HAVE to come with me on my tour to Bangladesh.  It’s the Mecca for street photographers. You will LOVE it!”

My interests was piqued. Just prior to Hoi An, I had spent a week in Delhi (see pictures here) and fell in love with the Indian sub-continent and all its diverse cultures. I was anxious to shoot that area again. I had some vacation days I needed to burn anyway so I booked and I waited.

News of my upcoming trip had made the rounds and I was suddenly bombarded by horrific stories of robberies, kidnappings and anecdotes of tourists waking up in ice baths without their vital organs. I was honestly nervous, but alas, my deposit was paid, new camera gear had been purchased, and the taste of adventure on my lips…

I landed in the middle of a cool November night, grateful that the thick darkness hid me from the murderers and thieves that were out to lie, cheat and steal my expensive camera gear and get my slightly used kidneys. I quickly jumped into a taxi and briefly felt safer but soon found myself leaving finger imprints on the patched upholstery as my driver attempted to beat some land speed record in heavy traffic.  Relieved to arrive alive and eager to wash out my soiled underwear, I checked in at the clean but rundown hotel, made sure that the room door was locked…. twice, and succumbed to a restless, nervous sleep.

“Ahuuuuuuuuuuu aaaaaaaaaaaaaaaarrrr”

I was jolted awake. A haunting, ancient, eerie sound drifted in on the humid air; echoing on the tail end of my restless sleep.  It was pitch black.  It took me a full second to get my bearings- an eternity when you are terrified.

“Allahuuuuuuuuuuu aaaaaakbarrrrrrrrrr”

As I adjusted to the darkness, the low, guttural chanting continued- prehistoric, mesmerizing, and powerful, even at a whisper. The Muezzin’s call to prayer… we weren’t in Kansas anymore Toto…

 

Three other photographers, Etienne and I gathered for our pre-dawn breakfast. I was exhausted, and not really in the mood for small talk.  “Where are you from?” “Are you shooting with Nikon or Canon?” “What lenses did you bring?” The usual photography banter ensued. I stared at my overcooked scrambled eggs, too nervous really to eat. “Should I bring all of my gear with me? Will it make me a bigger target?” “Bring my passport just in case? Leave it at the hotel?” These questions danced silently in my head.

An emailed itinerary had been provided to us days before, but being one for surprises I decided to not look at it, and what did it matter anyway? I’d probably be dead before lunch. 

Having decided to take everything, 2 camera bodies (an Olympus and a Sony for you camera nerds) and 4 lenses, I looked like I was about to stage a coup.   We walked outside and, there, idling at the side of the road, was a fully caged tuk-tuk, a rolling chariot of death.  Our fixer, sensing my fear, mentioned, “It’s fully enclosed, as a deterrent for thieves.” But, he didn’t fool me.  Being of amazing imagination and now an expert in “One-Million-Ways-to-Die-in-Bangladesh”, I knew it was actually to trap you in and turn you into human BBQ.

The tuk-tuk ride seemed much longer than it actually was.  I was sweating despite the cool morning air.  My head was on a swivel, scanning for shifty eyed, tattooed laden thugs.  Gratefully, we finally arrived, alive, on the banks of the Buriganga River in old-town Sadarghat.  I happily jumped out of the prison trike, neck muscles still taught.  We were lead to the water front as the sky turned from pitch black to a beautiful rose color. Street vendors began to unpack their wares as the ferries and canoes started their slow choreographed dance from bank to bank.  We sprang into action.  The scenery was so foreign to me yet I knew exactly how to move around it to capture its essence.  Like headless chickens we ran around, jumping from pier, to shore, to docked boat, trying to find the best angles of the amazing scenes that unfolded before us.  All the while, Etienne shouted instructions and reminders at us in his non-condescending French accent. “Zon’t fourget to layeerrr zor shotz!” “Separrette zor subjects!” “Fucus on ze light!”

My adrenaline was pumping. It’s only in moments like this that I truly feel happy and alive.

I accepted the street vendor’s chai (HYPER- sweet black tea leaves with milk and spices) not because I was thirsty or needed the jolt of caffeine, but because I wanted to complete the five of the human senses and physically absorb the “taste” of this exotic culture into my body.

The bony ferryman slowly rowed us to the south-side of the river bank towards the now busy shipyard. 

Dozens of workers hung from precariously placed ropes and scaffolding, assembling and dismantling massive ships, using all type of primitive tools. Children in soot covered workshops, melted molten metal to make ship propellers using ancient smelting techniques.

The rhythmic clanging of stubborn metal, the rage of sparks from buzz saws and the toxic smell of welding, like metallic sour apples, bombarded our senses.  

The work conditions where harsh- men lifted 3 ton slabs of steel on their heads wearing nothing but their traditional lungi skirts and flip flops- not a hard hat in sight.

We continued to explore, walking the long maze-like, narrow alleyways and the congested dusty streets of Dhaka.  

Instead of threats and the insistent ask of money, I was hit by a repetitive friendly barrage of “Whasss yur name?” “Werree you fromm?” from every person that walked by.  I was met with smiles, not frowns.  And, to my delight, every jerry can of petrol was being used to fill a tank and not to pour on unwilling tourists.  My breath deepened, my jaw relaxed, and my shoulders softened. I was now in my element, I was now in Mecca.  That night I did not struggle for sleep.

Đăng bởi 1 phản hồi

Trường Quốc tế Kenya Bản tin

Gần đây tôi vinh dự được có mặt trên trang bản tin của trường trung học ngày xưa tôi theo học. Ngồi viết về bản thân, tôi miên man nhớ lại những năm tháng đẹp đẽ nhất cuộc đời mình.

  • Anh hãy giới thiệu đôi nét về bản thân.

Xin chào! Tôi là Aron Schuftan, tốt nghiệp Trường Quốc tế Kenya ISK năm 1993. Tôi đã trải qua khoảng thời gian tuyệt vời nhất đời mình tại Kenya (từ năm 1986-1993) và đối với tôi cho đến tận bây giờ đó vẫn luôn là những tháng năm niên thiếu đẹp nhất. Hiện tại tôi đang sống ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Sáu năm trước, tôi chuyển về đây sinh sống và làm bác sĩ Sản-Phụ Khoa. Tuy nhiên, dạo gần đây tôi tạm thời nghỉ không làm bác sĩ nữa để tập trung theo đuổi đam mê nhiếp ảnh nghệ thuật của mình.

  • Kỷ niệm nào là đáng nhớ nhất với anh khi còn là học sinh Trường ISK?

Tôi vẫn nhớ như in mùi hương ngọt lịm toả ra từ những rẫy cà phê chìm trong làn sương sớm mờ ảo trên đường đến trường, vẫn nhớ vị bánh gối samosa và món khai vị bhajis của Cô Maini, vẫn nhớ tiếng bóng rổ nện vang vọng khắp cả phòng đa năng và vẫn chưa bỏ được thói quen lấy tay che thức ăn mỗi khi đi ngoài đường để diều hâu khỏi bay xuống gắp thức ăn trên tay. Tôi còn nhớ ngày ấy mình đã rất chăm chú lắng nghe Giáo sư Hinz giảng bài Sinh học (chính thầy đã tin rằng tôi có tố chất trở thành bác sĩ), rồi chất giọng đầy nội lực của Thầy Halverson trong những lớp học nhà gỗ xinh đẹp và những chuyến xe buýt dài đằng đẵng đượm buồn đưa chúng tôi trở về thành phố khiến chúng tôi nhớ mãi. Nhưng kỷ niệm sâu sắc nhất có lẽ chính là những đêm khuya ngồi tập dợt các vở kịch cùng với Thầy Pearson (Little Shop of Horrors, The Insect Play, The Boyfriend,…), người mà tôi mãi nhớ ơn vì đã chỉ dạy cho tôi những bài học quan trọng nhất trong cuộc sống, những kinh nghiệm đã đi theo tôi suốt cho đến tận bây giờ.

 

  • Chúc mừng anh vừa mới tạo lập thành công trang web nhiếp ảnh của mình! Nguồn cảm hứng nào đã đưa anh đến với dự án mang đậm đam mê thú vị này?

Những ngày tháng lớn lên ở Kenya thực sự đã đóng một vai trò khá lớn vào quyết định bắt đầu dự án này. Giống như biết bao đứa trẻ thuộc nền văn hoá thứ ba khác, tôi chắc chắn ai cũng sẽ hơi do dự khi được hỏi “Bạn đến từ đâu?” Vì vậy, trang web này chính là cách để chỉ cho mọi người thấy nơi tôi “đến từ” và đây cũng chính là cuốn nhật ký cuộc đời tôi. Những bức ảnh tôi chụp cùng những mẩu chuyện tôi viết đã thay tôi kể lại câu chuyện đời mình qua 6 châu lục và 45 quốc gia.

Ngoài ra, là con một, tôi luôn cảm thấy gánh nặng trách nhiệm và nghĩa vụ trao truyền lại lịch sử của tổ tiên và bản thân mình cho thế hệ sau. Tôi còn nhớ như in đã từng nghe kể những câu chuyện về di sản dòng tộc trong những bữa cơm gia đình, bản thân cố gắng ghi tất cả vào bộ nhớ và có lần đã rất giận khi chỉ tìm được vài ba tấm hình cũ kĩ rách nát của nhiều thế hệ đã đi qua. Tôi khao khát được thấy những gì họ đã thấy, được giúp họ kể những câu chuyện và làm chúng trở nên chân thật hơn, gợi cảm hơn. Kỉ niệm đó đã thôi thúc tôi ghi lại hình ảnh và cố gắng làm cho cuộc đời mình qua ống kính máy ảnh được sống mãi bằng chính những bức ảnh tôi tạo ra. Hy vọng rằng điều này có thể đưa các thế hệ tương lai xích lại gần tôi hơn. Chính khát vọng này đã khiến tôi quyết định đến lớp học nhiếp ảnh đầu tiên trong đời vào giữa thập niên 1990 ở Trường Đại học Tulane, New Orleans, nơi tôi đang theo học Dự bị Y khoa và Xã hội học.

Tôi trau dồi các kĩ năng và nhận ra một điều là mình có thể kể chuyện qua những bức ảnh, và cách này khá tuyệt để cho tôi, một người tự cho là hướng nội, có thể tương tác với người khác. Khám phá này đã cho tôi sức mạnh và làm tôi phấn chấn hẳn lên giống cái cảm giác của một con bạc khi quan sát quả bóng đang chạy trên bàn quay roulette.

Nhiếp ảnh là cuốn nhật ký chân thực về những gì tôi thấy, những khoảnh khắc tôi trải qua trong những chuyến chu du đến nhiều quốc gia khác nhau và đắm mình vào các nền văn hoá mới. Là một nhiếp ảnh gia đường phố, điều quan trọng đối với tôi là phải “bắt” được khoảnh khắc, cảm xúc – mà không hề thao túng hay điều khiển đối tượng hay bối cảnh. Tôi cố trở thành một con ruồi đậu trên tường và “chộp” được chính xác những gì mình quan sát. Cùng lúc đó, tôi cũng cố gắng chụp ảnh con người hoặc hiện tượng khác thường hoặc bình thường nhưng trong một diện mạo mới.

Đối với tôi, nghệ thuật nằm trong chính khoảnh khắc máy ảnh chụp được, không phải ở việc chỉnh sửa ảnh sau này. Photoshop đã làm cuộc cách mạng cho nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng là một người theo chủ nghĩa thuần tuý, tôi tránh dùng các kĩ thuật hậu kỳ cho tác phẩm của mình. Những gì mọi người thấy là những gì tôi thấy, chân thực, nguyên gốc và thu được năng lượng từ chính khoảnh khắc ấy. Qua những bức ảnh của tôi, người xem có thể thấy và trải nghiệm các nền văn hoá khác nhau, đi đến những vùng đất xa xôi và cảm nhận những cảm xúc mà ống kính máy ảnh tôi kịp thời ghi lại được.

Tôi cho rằng không chỉ bức ảnh chụp mới là quan trọng mà tựa đề cũng quan trọng không kém. Tôi luôn tin rằng tựa đề giúp tạo thêm chiều sâu cho tấm ảnh. Thường thì tôi nghĩ ra tựa đề thậm chí trước khi chụp. Mỗi khi có thể, tôi luôn cố tìm cho bằng được những tựa đề khiến người xem nghĩ xa hơn tấm ảnh một bước.

When possible, I always strive to find a title that makes my viewer think one-step beyond the image.

Gần đây, tôi quyết định nghỉ, tạm thời không làm Bác sĩ Sản-Phụ khoa nữa để theo đuổi niềm đam mê nhiếp ảnh của mình. Từ năm 2014, tôi mới chính thức sống ở Việt Nam, nhưng trước đó từ năm 1995, khi bố mẹ tôi chuyển về đây sinh sống (và vẫn còn ở đây), tôi đã nhiều lần qua lại đây. Mẹ tôi là người Việt còn bố tôi sinh ra và lớn lên ở Chile trong một gia đình người Đức gốc Do Thái. Tôi trải qua thời niên thiếu ở Nairobi, Kenya, nhưng may mắn được sống ở khắp nơi trên thế giới như Cameroon, Tây Ban Nha, Puerto Rico, Chile và Hoa Kỳ.

  • Trước khi chia tay, anh có lời cuối muốn nhắn nhủ đến các bạn học sinh Trường ISK không?

Giờ đây, gần 30 năm đã trôi qua, trong thời đại phim màu thống lĩnh hoàn toàn, ngồi hồi tưởng về quãng thời gian tuyệt vời tôi đã trải qua ở ISK? Vâng. Tôi tin chắc ISK đã thay đổi rất nhiều (vườn cà phê chắc không còn nữa đâu nhỉ?!?!), nhưng kỷ niệm được nuôi dưỡng và dạy dỗ trong một môi trường như thế sẽ còn sống mãi. Nhiều người trong các bạn có thể sẽ về quê sau khi ra trường và lúc này sẽ cảm nhận hoàn toàn “khác” so với bạn bè đồng trang lứa với mình. Nhưng đừng lo, sự khác biệt này suy cho cùng cũng chỉ giúp các bạn theo chiều hướng tích cực, tạo cho các bạn nét độc đáo của riêng mình, các bạn sẽ trở thành những người thú vị hơn và sẵn sàng chinh phục thế giới hơn.

Tôi hy vọng khi xem qua những bức ảnh của tôi, đặc biệt là trong phần Châu Phi, các bạn, những ai đã từng có tình cảm đặc biệt dành cho Kenya, sẽ mỉm cười trong hoài niệm; còn những bạn còn đang theo học ở đây, tôi hy vọng ảnh tôi chụp sẽ làm các bạn trân quý những điều các bạn vẫn còn cơ hội trải nghiệm mỗi ngày.

Tôi mong là các bạn sẽ thích ngắm ảnh tôi chụp nhiều như tôi thích chụp chúng.

Một ngày là Sư Tử, suốt đời là Sư Tử.

Thân mến,

Aron

Đăng bởi 1 phản hồi

TẠP CHÍ D’ART DE SAIGON

Buổi vấn đáp gần đây với Mads Monsen từ Tạp chí D’Art De Saigon…

Anh có thể chia sẻ với độc giả một vài thông tin cơ bản về bản thân cũng như công việc hiện tại?

“CHÀNG NGỐC” - Bạn bè lâu nay vẫn thường gọi tôi như thế, nhưng thật lòng mà nói – tôi không hề để bụng. Mẹ tôi là người Việt còn bố tôi sinh ra và lớn lên ở Chile trong một gia đình người Đức. Tôi trải qua thời niên thiếu ở thủ đô Nairobi, Kenya, nhưng bản thân nhận thấy mình thật may mắn khi được sống ở nhiều nơi trên thế giới như Cameroon, Tây Ban Nha, Puerto Rico, Chile và Hoa Kỳ. Thật ra, sự giao thoa giữa các nền văn hoá khác nhau chưa từng khiến tôi có cảm giác biệt lập, xa lạ - nếu có đi chăng nữa thì điều đó cũng chỉ giúp tôi dễ dàng hoà nhập với những vùng đất tôi đã đặt chân đến, đồng thời thấm sâu vào lối sống và nghệ thuật của mình.

44 tuổi, tôi là bác sĩ Sản-Phụ Khoa đang công tác tại phòng khám Family Medical Practice và Bệnh viện Quốc tế Mỹ (American International Hospital).
Hiện tại, tôi đã sống ở Việt Nam được 5 năm, nhưng trước đó đã từng qua lại Việt Nam khá nhiều lần (lần đầu tiên là vào năm 1986), đặc biệt là từ khi bố mẹ tôi chuyển vào Sài Gòn sống vào năm 1995. Ngoài nhiếp ảnh ra, tôi còn đam mê du lịch, chơi
bóng đá với đội Saigon Raiders, đội bóng đá lâu đời nhất Sài Gòn dành cho người nước ngoài sống ở Việt Nam. Tôi cũng mới bắt đầu tập chơi trống “Handpan”, một loại nhạc cụ theo tôi biết là còn khá mới mẻ.

 Anh miêu tả thế nào về trang Instagram cá nhân của mình?

Trang Instagram là cuốn nhật ký chân thật ghi lại những điều tôi trải nghiệm hằng ngày, góp nhặt từ nhiều quốc gia/vùng đất tôi may mắn được viếng thăm và sinh sống. (@aron_schuftan_photography)

Là một “nhiếp ảnh gia đường phố”, tôi cho rằng điều quan trọng là phải “bắt” được những khoảnh khắc và cảm xúc – mà không cố gò bó hay gượng ép đối tượng hay bối cảnh. Tôi cố làm một “chú ruồi đậu trên tường” và chụp lấy chính xác những gì mắt mình thấy được, nhưng đồng thời cũng cố “bắt” được những đối tượng khác lạ hoặc rất đỗi quen thuộc nhưng theo một cách hoàn toàn mới.

Nghệ thuật nhiếp ảnh bắt đầu với anh như thế nào? Điều gì đã truyền cảm hứng cho anh làm nhiếp ảnh?

Từ khi còn bé, tôi đã bắt đầu chụp ảnh để lưu lại những chuyến đi của mình, nhưng chỉ khi vào đại học ở New Orleans và được bố tặng cho chiếc máy ảnh Zeiss Ikon của ông, tôi mới thật sự nghiêm túc bước vào nghệ thuật nhiếp ảnh…và cũng kể từ đó, tình yêu tôi dành cho nhiếp ảnh chớm nở.

Anh có đặc biệt yêu thích những yếu tố nào đó mà anh hay chọn để đưa vào ảnh của mình hay không?

Tôi thích tìm những chi tiết trùng lặp và sử dụng “khung hình” tự nhiên cho ảnh của mình. Tôi cũng cố sử dụng ống kính góc rộng và kết hợp các “đường chủ đạo” trong những bức ảnh. Tôi nhận thấy cả hai phương pháp đều rất tuyệt vời, góp phần thu hút người xem và lấy được bối cảnh xung quanh đối tượng – bản thân tôi tin là điều này sẽ tạo ra những câu chuyện hình ảnh sống động hơn.

Đối với tôi, không chỉ bức ảnh thôi mà tựa đề cũng khá quan trọng. Thường thì tôi thậm chí còn nghĩ ra tựa đề trước cả khi chụp ảnh – thực chất, chính tựa đề đã làm nên ảnh tôi chụp. Tôi cho rằng thói quen này xuất phát từ bức ảnh đầu tiên đã làm tôi “xúc động”. Đó là một bức ảnh trắng đen của Annie Leibowitz chụp một đôi bàn chân, có tựa đề là “Pele”. Bức ảnh mình nó có lẽ không mấy đặc biệt nhưng khi thêm tựa đề vào, cả một tầng nghĩa mới phát sinh – chân dung đôi bàn chân được cho là nổi tiếng nhất thế giới. Kể từ đó, tôi luôn cố tìm cho bằng được những tựa đề giúp người xem nghĩ sâu hơn về bức ảnh một bước.

nh có nghĩ truyền thông xã hội là một công cụ để truyền cảm hứng không, hay ngược lại?

Tôi nghĩ nó là một con dao hai lưỡi – đúng, sự lan truyền thông tin và hình ảnh tức thời với quy mô lớn có thể giúp tạo cảm hứng, nhưng đồng thời, tôi chắc chắn là một phần nào đó chúng ta đã đi quá giới hạn cho phép: truyền thông xã hội đã tạo mầm mống cho một thế hệ mới – hội những người yêu bản thân thái quá và hoàn toàn chỉ quan tâm đến bản thân mình – và nó cũng tạo ra danh tiếng (cũng là bệ phóng) cho những kẻ thích pha trò lố lăng cũng như những người thiếu năng lực thực thụ. Ý tôi là, thực sự chúng ta có quan tâm Kim Kardashian đã ăn gì vào bữa sáng không? Nhưng có lẽ mọi người hỏi sai người rồi; tôi đâu phải là một fan cuồng của mạng xã hội. Nhưng chính nhờ truyền thông xã hội mà tôi được có mặt trong bài báo này, nên dù sao thì không phải lúc nào nó cũng chỉ có mặt xấu, phải không nào 🙂?

Trang Instagram của anh nhắm đến đối tượng nào?

Phần lớn là hướng đến gia đình và bạn bè, nhưng tôi thừa nhận là mình cũng thích có được những lượt “like” từ những người xa lạ ở khắp nơi trên thế giới.

Anh hy vọng người xem sẽ thu được gì từ các tác phẩm nghệ thuật của mình?

Tôi hy vọng những bức ảnh của mình sẽ giúp người xem nhìn thấy và trải nghiệm những vùng đất mới, nền văn hoá mới và đọng lại một cảm xúc nào đó. Khát khao này thôi thúc tôi ghi lại những khoảnh khắc có thể khiến người xem thấy khó chịu (chẳng hạn như chuỗi các bức ảnh chụp tại một khu chợ thịt cầy ở Hà Nội). Nhưng thật lòng, tôi luôn coi trọng cả những lời tán dương tích cực lẫn phê bình tiêu cực. Đối với tôi, việc tạo ra những tấm ảnh gây cảm xúc mạnh mẽ nơi người xem (dù tốt hay xấu) chính là điều mà tôi, một người làm nghệ thuật, luôn phấn đấu đạt được.

Instagram có tạo ra thử thách gì cho anh?

Không chỉ liên quan đến riêng Instagram mà còn cả truyền thông xã hội nói chung: rất khó để được biết đến như một người nghệ sĩ cũng như được đánh giá cao đối với các tác phẩm nghệ thuật của mình. Ngày nay, AI AI cũng là một nhiếp ảnh gia và khoảng chú ý của mọi người dần thu hẹp lại. Không những thế, do sự ra đời của Photoshop, bản chất của nhiếp ảnh cũng thay đổi theo – bây giờ có “bắt” được những khoảnh khắc một cách tài tình đến thế nào đi chăng nữa cũng không còn quan trọng, mà quan trọng là phải giỏi thiết kế đồ hoạ. Vài người bảo rằng photoshop chính là “sự tiến hoá của nghệ thuật nhiếp ảnh”, hay “đó là việc chúng ta thường làm trong phòng tối”. Nhưng đối với tôi, một người theo chủ nghĩa thuần tuý, tôi cố không dùng tới các kỹ thuật hậu kỳ cho các tác phẩm của mình (không cắt ảnh, không chỉnh sửa ảnh). Tôi vẫn luôn tin rằng nghệ thuật nằm ngay ở khoảnh khắc chụp được chứ không đợi tới sau đó trước màn hình máy tính. Những gì người xem nhìn thấy chính là những gì mắt tôi nhìn thấy ngay lúc tôi quan sát đối tượng. Nhưng cũng vì đây là sở thích của bản thân nên tôi có quyền quyết định như thế, chứ thật ra tôi hoàn toàn hiểu (và cảm thông) cho những người bạn cũng làm nhiếp ảnh chuyên nghiệp khi khách hàng đòi hỏi phải có được những bức ảnh hoàn hảo mà không hề quan tâm đó có phải là những bức chụp đẹp ngay từ lần đầu tiên bấm máy hay là sau khi đã trải qua 10 giờ mài giũa trên máy tính.

So với điểm xuất phát, phong cách của anh có phát triển nhiều không và phát triển như thế nào?

Khi nhìn lại các tấm ảnh đã chụp, tôi có thể thấy những giai đoạn mình đã đi qua: Trừu tượng, kiến trúc, thời trang, thiên nhiên – vì chỉ làm nhiếp ảnh như một thú vui, một sở thích nên tôi có thể tự do chụp ảnh bất kì đối tượng nào tuỳ thích. Nhưng tôi nhận ra rằng hiện tại nguồn cảm hứng lớn của mình chính là con người Việt Nam. Tôi chụp phần nhiều là trẻ em và người già. Sự “ngây thơ” của trẻ em và “trí tuệ” của người già là những chủ đề hết sức thú vị. Khi chụp ảnh, dù là đối tượng nào, tôi cũng cố kết hợp các yếu tố thị giác vào ảnh của mình nhằm mục đích kể chuyện chứ không chỉ cho “đẹp” mà thôi.

Anh có thể đề xuất một vài tài khoản Instagram yêu thích để mọi người cùng theo dõi?

Tôi thích Instagram của National Geographic (thực ra tôi khá ganh tị với tài khoản này). Ước mơ của tôi là được hợp tác với họ (nếu có ai đó giới thiệu, tôi sẽ vô cùng cảm kích!). Ngoài ra, tôi cũng là fan ruột của Justin Mott (@askmott), anh bạn từng là đối thủ/giám khảo của tôi trong “Photo Face-Off” – chương trình truyền hình thực tế về nhiếp ảnh trên kênh History mà tôi đã rất may mắn khi trở thành một trong những người chơi.

Điều gì đang được kì vọng ở trang Instagram của anh trong tương lai?

Hy vọng tôi sẽ duy trì được những gì mình đã làm được, nhưng ảnh sẽ đẹp và chất lượng hơn…

AronSchuftanPhotography #NationalGeographic #Nhiepanhduongpho #Dulich #Congdantoancau